Nhiếp ảnh gia Ilko Alexandroff đã tạo ra sự so sánh giữa máy Crop body ( máy APS-C ) và máy dùng cảm biến full frame để nhận thấy sự khác biệt khi chụp cùng một cơ thể trên cùng lens với hai tiêu cự 85mm và 135mm. Những phân tích kết quả dưới đây sẽ giúp các nhiếp ảnh gia, các bạn đam mê chụp ảnh có thêm những hiểu biết khi sử dụng hai loại máy APS-C và Full frame.
Một body full frame với nhiều tính năng ưu việt luôn là khát khao của rất nhiều người chơi máy ảnh. Tuy nhiên, để sở hữu một chiếc máy ảnh full frame không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Liệu rằng, một chiếc máy ảnh full frame có thể mang lại những bức hình có chất lượng tốt hơn một body crop hay không, chúng ta hãy cùng phân tích những hình ảnh dưới đây.
Khi sử dụng ống kính 85mm
Đầu tiên, nhiếp ảnh gia so sánh sự khác biệt trên ống kính 85mm. Nhiếp ảnh gia đã sử dụng một chiếc máy ảnh Canon EOS 70D cùng với một chiếc máy ảnh fullframe Canon 1DX. Các thiết lập thông số được cài đặt như nhau trên cả hai body như sau:
• Khẩu độ f/1.8
• ISO 100
• Tốc độ của màn trập 1/640
• Khoảng cách giữa nhiếp ảnh gia nơi chụp ảnh tới mẫu là như nhau
Lưu ý: Body Canon EOS 70D có hệ số crop là 1.6, do đó, tiêu cự thực tế mà ống kính 85mm khi gắn lên nó là 136mm.
Và kết quả
Khi sử dụng ống kính 135mm
Tiếp theo, nhiếp ảnh gia Ilko Alexandroff đã cùng sử dụng 2 chiếc máy ảnh trên với ống kính 135mm. Nhiếp ảnh gia bắt đầu với máy ảnh Canon EOS 70D với các thiết lập tiêu tự f/20. Nhiếp ảnh gia đã quyết định giảm tốc độ của màn trập bằng một phần ba của những thiết lập trước để phù hợp và cân bằng các thiết lập đó. Do vậy, thiết lập của tiêu cự là f/20, ISO 100 và tốc độ màn trập là 1/500.
Với thiết lập này. Lúc này tiêu cự thực tế của ống kính trên máy 70D sẽ là 216 mm. Điều đó khiến nhiếp ảnh gia cần phải đứng xa xa với đối tượng chụp ảnh. Và đây là kết quả cho bạn.
Khi sử dụng ống kính 85mm trên body crop và 135mm trên body full frame
Cuối cùng, nhiếp ảnh gia Ilko Alexandroff có một sự so sánh thú vị khi sử dụng ống kính 85mm trên body EOS 70D và 135mm trên body 1DX. Lúc này cả hai cùng có chung một tiêu cự tương đương với nhau. Bên cạnh đó, những thiết lạp thông số cũng tương đương từ 2 so sánh phía trên.
Mặc dù chiều dài của tiêu sự giống nhau nhưng điều thú vị là có những sự khác biệt giữa hai kết quả đã được chụp lại, cùng xem những kết quả dưới đây.
Tạm kết
Từ 3 phép so sánh phía trên ta có thể tạm đi đến kết luận rằng
-Với body full frame, sự cân bằng trong bức hình cũng như hình ảnh được tạo ra từ nó cho nhiếp ảnh gia sự tự do, thoải mái không bị gò bó như body crop. Máy full frame có khả năng thu nhiều ánh sáng hơn, khả năng xử lý nhiễu tốt hơn cũng như màu sắc thật, sắc nét hơn và nhanh nhạy hơn trong xử lý hình ảnh . Ngoài ra, một body full frame sẽ giúp các nhiếp ảnh gia thực hiện được nhiều những yêu cầu về kỹ thuật khi chụp ảnh cho người dùng.
-Khi chụp cùng một ống kính, body crop sẽ cho hình ảnh bị thu hẹp hơn, đồng nghĩa với việc kéo dài tiêu cự nên góc nhìn sẽ nhỏ hơn, lượng ánh sáng thu được cũng sẽ ít hơn. Tuy nhiên, điều này cũng là một ưu thế khi body crop cho khả năng chụp xa hơn khi sử dụng ống kính cùng 1 tiêu cự, giúp người chụp có thể tập trung và điểm nhấn vào đối tượng, tạo được chiều sâu cho bức hình.